Thủ tục mua bán nhà đất diễn ra như thế nào? Không muốn mất tiền,không muốn mất thời gian,không muốn bị rủi ro khi giao dịch mua bán nhà đất thì anh chị và các bạn cần nắm được 3 bước cơ bản khi tham gia thủ tục mua bán nhà đất. Trong video này,nhà đất HP sẽ cho anh chị biết được từ khi anh chị đặt bút ký vào hợp đồng đặt cọc cho đến khi anh chị cẩm trên tay sổ đỏ mới thì anh chị cần làm những gì.
Bước 1:Đặt cọc.
Trong bước này chúng ta có 3 ý chính:thỏa thuận,thông tin trên hợp đồng và một số lưu ý.
Về thỏa thuận: Chúng ta cần thỏa thuận trước khi tiến hành đặt cọc. Thông thường sẽ bao gồm:
+)Thỏa thuận về giá bán,số tiền đặt cọc,thời hạn thanh toán số tiền còn lại
+)Nghĩa vụ của các bên:các khoản phí công chứng,phí sang tên và cam kết hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục còn lại.
+)Điều khoản phạt.
Về thông tin trên hợp đồng đặt cọc sẽ bao gồm:
+)Các bên tham gia:Với người bán cần có CMND,Sổ hộ khẩu,giấy chứng nhận độc thân hoặc đăng ký kết hôn(ly hôn). Thông tin người đồng sở hữu(nếu có). Sổ đỏ và các giấy tờ liên quan. Người mua và người làm chứng thì cần có CMND,địa chỉ hộ khẩu thường trú.
+)Thông tin về lô đất và tài sản trên đất:diện tích,số lô,số thửa,nơi cấp,quy hoạch.
Một số lưu ý khi đặt cọc:
+)Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc không? Hợp đồng đặt cọc có giá trị pháp lý và anh chị có thể công chứng hay không đều được vì bản thân hợp đồng đặt cọc là bằng chứng khi anh chị và các bạn có xảy ra tranh chấp giữa bên bán và bên mua.
+)Kiểm tra giấy tờ gốc xem có bị làm giả hay không(CMT,hộ khẩu,bìa đỏ). Tránh trường hợp một lô nhận cọc của nhiều người.
+)Kiểm tra quy hoạch vì một số vị trí nằm trong những dự án quy hoạch không được giao dịch mua bán,chuyển nhượng.
+)Kiểm tra tranh chấp:kiểm tra xem tài sản chúng ta có ý định mua có nằm trong diện bị tranh chấp hay kê biên tài sản liên quan đến vụ án hay không.
Bước 2:Công chứng mua bán.
Trong bước này chúng ta sẽ lưu ý tới:những giấy tờ cần chuẩn bị,các bước thực hiện ký hợp đồng,giao tiền,nhận sổ và một số lưu ý.
Những giấy tờ cần chuẩn bị:
+)Người bán:sổ đỏ,CMND bản gốc,hộ khẩu,đăng ký kết hôn. Trường hợp chỉ có một người ký hợp đồng thì phải kèm theo:giấy chứng nhận độc thân,giấy chứng minh tài sản riêng nếu được cho tặng. Hoặc nếu được ủy quyền bán thì phải có hợp đồng ủy quyền bán.
+)Người mua:CMND,hộ khẩu,đăng ký kết hôn. Nếu 1 người đứng tên thì thêm biên bản từ chối tài sản của người còn lại. Hợp đồng ủy quyền mua nếu có(tương tự hợp đồng ủy quyền bán).
Ký hợp đồng mua bán:
+)Trước khi ký hợp đồng mua bán,các bạn cần đọc kỹ hợp đồng công chứng mua bán,kiểm tra các thông tin cá nhân,thông tin tài sản được công chứng:vị trí,số lô,số thửa,diện tích,số CMND…xem có đúng với giấy tờ bản gốc hay không.
+)Tiếp đó,hai bên ký và lăn tay,phòng công chứng đóng dấu. Bên mua giao tiền,bên bán giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc và các giấy tờ liên quan. Bên mua sẽ giữ lại 2 bản hợp đồng công chứng mua bán để chuẩn bị cho quá trình sang tên nếu bên mua trực tiếp đi làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
+)Thanh toán phí công chứng cho văn phòng công chứng. Phí thanh toán này nên được thỏa thuận ngay từ Bước 1.
Một số lưu ý:
+)Địa điểm:công chứng tại phạm vi tỉnh,thành phố có nhà đất. Phòng công chứng Nhà Nước hay tư nhân đều đủ thẩm quyền và có thể công chứng tại nhà nếu như người mua/bán là người già,tàn tật không có khả năng đi lại.
+)Thời hạn:không quá 2 ngày. Ví dụ:chồng ký trước,vợ lên ký sau. Trường hợp phức tạp không quá 10 ngày.
+)Ký công chứng ở đâu thì hủy công chứng ở đó khi hợp đồng mua bán không được thực hiện vì một lý do nào đó.
Bước 3:Sang tên sổ đỏ.
Trước tiên,các bạn cần chuẩn bị hợp đồng công chứng mua bán và giấy tờ gốc có liên quan tới bộ phận 1 cửa của Phòng đăng ký đất đai quận,huyện hoặc sở tài nguyên môi trường chúng ta sẽ nhận thêm các biểu mẫu và kê khai vào nội dung biểu mẫu. Sau khi điền xong các biểu mẫu,nộp lại giấy tờ cùng các biểu mẫu kê khai và nhận lại giấy hẹn. Đến thời gian được hẹn,chúng ta quay lại nhận thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế,chúng ta cầm xác nhận thông báo nộp thuế quay lại bộ phận một cửa để lấy sổ đỏ.
Các giấy tờ cần chuẩn bị:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:1 bản chính và 2 bản sao có công chứng.
– Hợp đồng mua bán,chuyển nhượng quyền sử dụng đất:2 bản chính có công chứng
– CMND và Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bán,mỗi loại 2 bộ có công chứng. Lưu ý là các bạn nên xin hai loại giấy tờ này của bên bán ngay khi ra văn phòng công chứng để tránh mất thời gian sau này.
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung(là đăng ký kết hôn)hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng(là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/độc thân):2 bản sao y có công chứng.
– Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất theo mẫu sẵn:1 bản chính.
– Tờ khai lệ phí trước bạ:2 bản chính kê khai theo mẫu.
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân:2 bản chính kê khai theo mẫu.
– Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp:2 bản chính kê khai theo mẫu hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng quận,huyện.
– Sơ đồ vị trí thửa đất:1 bản chính kê khai theo mẫu.
Chi phí cần chuẩn bị:
– Thuế thu nhập cá nhân(bên bán chịu):Bằng 2% giá trị mua bán,chuyển nhượng * giá tính thuế theo khung giá Nhà Nước hoặc theo giá trị hợp đồng(nếu tặng,cho giữa những người trong gia đình thì được miễn thuế thu nhập cá nhân).
– Lệ phí trước bạ(bên mua chịu):0,5% giá trị mua bán,chuyển nhượng * giá tính lệ phí trước bạ tính theo khung giá Nhà Nước hoặc theo giá trị hợp đồng.
– Phí cấp phôi sổ mới:khoảng từ 400.000đ-600.000đ đối với các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương và 200.000đ với các tỉnh thành khác.
– Lệ phí thẩm định hồ sơ(bên mua chịu):bằng 0.15% giá trị chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất.
– Phí công chứng hợp đồng mua bán:phụ thuộc vào giá trị tài sản theo giá Nhà Nước quy định.
– Lệ phí địa chính:tùy từng địa phương.
Một số lưu ý quan trọng:
– Thời hạn:người mua phải làm thủ tục sang tên trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng công chứng mua bán,chuyển nhượng. Nếu không sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 2-5 triệu đồng.
– Kiểm tra kỹ các thông tin trước khi nhận lại sổ đỏ mới,nếu có sai sót gì cần yêu cầu sửa đổi ngay.