3 Cách Mua Nhà Đất Đang Thế Chấp Ngân Hàng

Trong giai đoạn hiện tại có khá nhiều tài sản là những căn nhà hay lô đất đang được giao bán và không ít trong số đó là những tài sản đang bị thế chấp trong ngân hàng. Tình hình kinh tế hiện tại khiến nhiều người đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bởi vậy, họ cần bán tài sản họ đang còn thế chấp tại ngân hàng. Những tài sản thế chấp trong ngân hàng thường bán đi  với mức giá khá tốt. Đồng nghĩa với việc chúng ta có cơ hội mua những căn nhà, những lô đất phù hợp để chúng ta đầu tư. Khi giao dịch nhưng tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng rất nhiều khách hàng không biết phải làm như thế nào khiến cả người mua,người bán thậm chí cả những bạn môi giới khi gặp phải trường hợp như thế này đều sẽ lúng túng.. Nhà đất Hp sẽ chia sẻ với mọi người ba cách giao dịch bất động sản đang thế chấp trong ngân hàng như thế nào để tránh được rủi ro, lừa đảo hay tranh chấp tài sản .

Trình tự để giao dịch bất động sản đang được thế chấp.

Đầu tiên là tài sản đang được thế chấp phải được trả hết nợ để ngân hàng có thể trả lại bìa cho người thế chấp. Thứ hai là cầm bìa lên phòng đăng ký đất để giải chấp hoặc xóa thế chấp bìa. Thứ ba là cầm bìa đi công chứng mua bán cho người mua. Thứ tư là tiến hành sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng cho chủ mới. 

belhomes hai phong 09
Dự án belhomes Hải Phòng

Ba cách mua bất động sản đang thế chấp ngân hàng

Cách đầu tiên là chủ tài sản phải lo trả hết khoản nợ ngân hàng để lấy bìa ra cho người mua. Các bước giao dịch gồm bên mua phải đặt cọc cho bên bán một khoản từ 5% đến 10%. Sau khi lấy được bìa sẽ mang lên phòng đăng ký đất để xóa thế chấp và tiến hành công chứng mua bán bình thường.

Cách thứ hai là người mua sẽ thanh toán khoản vay cho người bán. Bước đầu tiên cho giao dịch là đặt cọc khoảng 5% đến 10% giá trị bất động sản. Bước hai là thanh toán đầy đủ lấy sổ đỏ ra, xóa giải chấp, công chứng mua bán trong vòng một ngày. Nó đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên từ bên mua, bên bán, ngân hàng và cả bên công chứng. Thường bên ngân hàng sẽ hỗ trợ tích cực chúng ta khi xóa giải chấp. Bước ba ngân hàng giải ngân số tiền đang được phong tỏa. Bước thứ tư là sang tên. Ở bước này thường hay có rủi ro như xóa giải chấp vượt quá thời gian mong muốn khiến người mua và người bán đều lo lắng.

Cách thứ ba tương tự cách thứ hai nhưng thêm một bước là người bán đang có tài sản bị thế chấp trong ngân hàng sẽ ký một văn bản ủy quyền xử lý khoản vay và sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng cho người mua. Sau đó chúng ta sẽ thực hiện các bước tương tự như cách thứ hai. Theo nhà đất Hải Phòng đây là cách an toàn nhất. 

belhomes hai phong 10
Dự án belhomes Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *